Có rất nhiều hãng đang quảng cáo rầm rộ về độ sáng càng cao sẽ cho hình ảnh càng đẹp. Tuy nhiên, trong thực tế chưa chắc nó sẽ mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn, không những còn làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dùng nếu bị lạm dụng quá mức. Hãy cùng sửa tivi 24h cùng xem xét về vấn đề này như nào nhé!
Ngày nay, khi mà chiến dịch quảng bá rầm rộ của các nhà sản xuất cũng như những trung tâm điện máy về những chiếc TV LED thường có một điểm chung là muốn hướng người tiêu dùng tin rằng TV độ sáng càng cao hình ảnh sẽ càng đẹp. Tuy nhiên đây là hướng suy nghĩ sai lầm vì độ sáng TV không ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh.Thực tế sử dụng cho thấy, chúng ta chỉ nên điều chỉnh độ sáng sao cho phù hợp với môi trường xung quanh và dễ chịu nhất với mắt. Điển hình như một ví dụ: “Đối với không gian tối như phòng ngủ, người dùng không cần phải đặt độ sáng quá cao vì sẽ gây chói mắt và khó chịu khi thưởng thức”. Ngược lại, nếu người dùng đặt TV ở môi trường sángnhư phòng khách thì độ sáng thấp sẽ khiến hình ảnh bị mờ và không đẹp.
Trong những năm qua, sự phát triển của công nghệ đã cho phép TV đáp ứng được độ sáng tiêu chuẩn dành cho phần lớn không gian trong gia đình. Nhiều gia đình mua TV cao cấp từ cách đây 2 – 3 năm vẫn sử dụng được tốt ở phòng khách, chứ không cần đến bây giờ thì độ sáng mới đạt được tiêu chuẩn.
Mục đích thật sự của cuộc đua tăng độ sáng TV hiện nay là để che giấu hạn chế về công nghệ của các dòng TV LED. Độ sáng có liên quan mật thiết đối với độ tương phản, tức là sự chênh lệch giữa điểm sáng nhất và tối nhất của hình ảnh mà TV thể hiện và đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hình ảnh. Cùng với sự xuất hiện của tiêu chuẩn hình ảnh HDR (dải động rộng), yêu cầu về độ tương phản trong các mẫu TV đời mới lại càng cao hơn nữa.
Do giới hạn của công nghệ, màn hình tinh thể lỏng LCD không thể hiện được điểm tối tuyệt đối nên để đạt được độ tương phản như mong đợi thì các dòng TV LED phải có độ sáng cao hơn mức cần thiết rất nhiều. Độ sáng cao tuy đem lại độ tương phản cao cho hình ảnh, nhưng đồng thời cũng kéo theo nhiều nhược điểm. Khi người dùng xem TV ở độ sáng cao hơn cần thiết sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều, dẫn đến hiện tượng mỏi và khô mắt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các tác động xấu đến sức khoẻ.
Bên cạnh đó, các mẫu TV có độ sáng cao thường đi theo xu hướng hi sinh chi tiết để đổi lấy độ tương phản dẫn đến trải nghiệm hình ảnh của người xem không tốt như mong đợi.
Đó là lý do mà ở phân khúc cao cấp TV LED đang dần bị thay thế dần bởi TV OLED. Nhờ khả năng thể hiện màu đen tuyệt đối, công nghệ OLED cho phép TV đạt được độ tương phản cao mà không cần phải đẩy độ sáng lên quá mức cần thiết. Hiện tại, Sony và LG đều đã đưa ra thị trường các mẫu TV OLED, trong khi đó Samsung lại đang quảng bá cho TV QLED nhưng thực chất là TV LED sử dụng công nghệ chấm lượng tử.
Vì vậy đối với các dòng TV đời mới, người tiêu dùng không cần phải quá quan tâm đến độ sáng tối đa cũng như tránh lạm dụng. Thay vào đó cần cân nhắc những yếu tố khác như công nghệ tấm nền, khả năng tái tạo màu sắc và độ tương phản, vốn đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng hình ảnh mà TV mang lại
Ngân Hà