Hướng dẫn thực hành sửa chữa tivi phần 2

Hướng dẫn thực hành sửa chữa tivi phần 2

Dịch vụ sửa chữa tivi lcd, led tại nhà Hà Nội xin giới thiệu phần 2 thực hành sửa chữa tivi

>>> Xem thêm bài viết:

– Cách sửa những lỗi thường gặp ở tivi

– Những lưu ý khi sử dụng trình duyệt web trên tivi

– Lý do không nên tăng độ sắc nét của tivi?

5. Bộ kênh và trung tần:
a. Nguyên lý thu sóng truyền hình:

– Sóng truyền hình thực chất là ứng điện từ bức xạ trong không gian với vận tốc ánh sáng từ các đài phát đến máy thu hình, sóng truyền hình của mỗi đài phát nằm trên một kênh có một dải tần xác định.
Ví dụ:
Đài truyền hình Hà Nội phát có dài tần từ 175,25MHZ đến 181,75MHZ, Đài truyền hình Trung ương phát ở dải tần 199,25 đến 205,75MHZ; và phát chương trình VTV2 phát ở dải tần 215,25 đến 221,75MHZ. Như vậy mỗi kênh truyền hình chiếm một dải tần rộng khoảng 6,5MHZ. Tất cả các sóng truyền đang phát đều đi đến máy thu. cảm ứng lên các chấn tử antenna rồi đi xuống máy thu hình.

Nếu một kênh sóng nàođó được chọn thì tín hiệu số đi vào bộ kênh sau đó tiếp tục đi qua mạch khuếch đại trung tần và được tách sóng để lấy ra tín hiệu Video tống hợp.

 

Sơ đồ khối bộ kênh

b. Nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của bộ kênh:

*. Nhiệm vụ của bộ kênh:
– Thu tín hiệu từ một đài phát bằng nguyên lý cộng hưởng, nhiều đài phát cùng đi đến máy thu nhưng tín hiệu từ đài phát nào có tần số trùng với tần số mạch cộng hưởng sẽ được thu vào. Sau đó khuếch đại tín hiệu đã được chọn bằng các mạch khuếch đại cao tần, do dải tần của toàn bộ sóng truyền hình tương đối rộng nên người ta chia làm 3 dải sóng:
+ Dải VHL từ kênh 1 đến kênh 3.
+ Dải VHF từ kênh 4 đến kênh 12.
+ Dải UHF từ kênh 21 đến kênh 63.
+ Các kênh 13 đến 20 không dùng trong lĩnh vực truyền hình.
– Tạo dao động nội cung cấp cho mạch đổi tần.
– Đổi tần tín hiệu thông qua mạch trộn tần, tín hiệu từ đài phát được trộn với tần số dao động nội để tạo thành tín hiệu trung tần, tín hiệu trung tần có tần số cố đinh từ 31,5MHZ đến 38MHZ.

 

– Mạch cộng hưởng có nhiều vụ chọn lấy một kênh sóng.
– Mạch VHL khuếch đại các tín hiệu của các kênh 1 đến kênh 3.
– Mạch VHF khuếch đại các tín hiệu từ kênh 4 đến kênh 1 2.
– Mạch UHF khuếch đại các tín hiệu từ kênh 21 đến kênh 63.
– Mạch OSC tạo tần số dao động nội.
– Mạch Mixer có nhiệm vụ đổi tần. VT (Voi Tuning) là điện áp dò kênh, điện áp VT thay đôi từ 0 đến 28V.
– AGC ( Auto Gam Control ) là điện áp tự động điều chỉnh độ khuếch đại của kênh, điện áp này khoảng 6V.
-Điện áp BU là 12V cấp cho dải UHF hoạt động.
-Điện áp BU là 12V cấp cho dải UHF hoạt động.
-Điện áp BL là 12V cấp cho dải VHL hoạt động.
Trong một thời điểm chỉ cỏ một trong ba điện áp BU, BH hoặc BL được cấp điện .
– B+ = 12V là điện áp cấp nguồn chung cho bộ kênh.
– AFT ( Auto Fine Tunning ) Tự động tinh chinh tần số dò sóng, điện áp này có thề không sử dụng.
– lF là chân tín hiệu trung tần ra.
*. Mạch điều khiển bộ kênh:

 

– Mạch điều khiển bộ kênh bao gồm:
+ IC chuyền mạch điều khiển cung cấp điện áp cho các chân BU, BH, BL, trong một thời gian chỉ có một trong 3 chân trên được cấp điện.
– Mạch điều khiển áp dò kênh VT bao gồm :
+Điện áp chuẩn 33V được cung cấp từ nguồn 110V giảm áp qua điện trở khoảng 10K và được ghim cố định trên một diode zener 33V
+ Lệnh VT từ vi xử lý
+Đèn Ql có nhiệm vụ thay đối điện áp VT từ 0 đến 28V để đưa vào chân VT của bộ kênh.
Khi ta dò kênh, tương ứng với vạch dò sóng tăng dần là điện áp VT cấp cho kênh thay đồi từ 0 đến 28V.

6. Khối chuyển mạch AV:

 

–  Tín hiệu Video của đường Tivi sau tách sóng được đưa qua mạch chặn tiếng sau đó đi đến IC chuyển mạch AV.Tín hiệu thu từ đầu VCD được khuếch đại đệm sau đó đưa đến một đầu vào thứ hai của IC chuyển mạch AV.
– Lệnh AV từ vi xử lý đi vào IC chuyển mạch đế điều khiển chọn lấy một trong hai tần số trên
– Tín hiệu ra của hệ chuyển mạch là tín hiệu tống hợp của 3 tín hiệu :
+ Tin hiệu sóng mang mầu C
+ Xung đồng bộ dòng H. Syn và xung đồng bộ mành V. Syn.
– Tín hiệu trên được khuếch đại đệm cho cao lên rồi được chia làm 3 đường cung cấp tín hiệu cho các mạch: xử lý chói, giải mã mầu và tách xung đồng bộ.

7. Khối sử lý tín hiệu chói:

 

– Nhiệm vụ của khối xử lý tín hiệu chói:
+ Khuếch đại tín hiệu chói (tín hiệu ảnh đen trắng).
+ Điều chỉnh độ sáng màn hình
+ Điều chỉnh độ tương phản
+ xoá tia quét ngược dòng mành
+ Từ động giới hạn độ sáng đèn hình

8. Khối giải mã màu:

– Nhiệm vụ của khối giải mà màu : Giải mà tín hiệu sóng mang mầu Choma C để lấy ra ba tín hiệu màu R-Y, G-Y, B-Y. Tín hiệu C được điều chế theo ba hệ màu là: NTSC, PAL và SECAM vì vậy khối giải mà Ti vi phải có khả năng giải mã đa hệ. Nếu hư hỏng khối giải mã thì vẫn có hình ảnh đen trắng do tín hiệu chói vẫn còn.

9. Khối Vi xử lý.

 

– Nhiệm vụ chính của vi xử lý: Tạo ra các lệnh điều khiển, điêu khiến các hoạt động của máy như:
+ Điều khiển tắt mở cao áp
+ Điều khiển tăng giảm độ sáng, độ tương phản, âm lượng, chuyển hệ màu, hệ tiếng.
+ Điều khiển dò kênh và nhớ kênh
+ Điều khiến tạo hiển thị trên màn hình
– Điều kiện hoạt động của khối VXL:
+ Điện áp Vcc +5V với sai số < 10%

+ Thạch anh tạo dao động
+ Xung Reset xuất hiện khi mới bật máy
+ Các phím không bị rò, bị chập.

10. Mạch khuếch đại màu cuối (công suất sắc):

a. Nhiệm vụ của mạch khuếch đại màu cuối:
+ Khuếch đại 3 tín hiệu R, G, B lên đủ lớn dùng cấp cho katot đèn bình => điều khiến dòng phát xạ để tái tạo lại hình ảnh màu.
+ Khuếch đại 3 tín hiệu màu R-Y, G-Y, B-Y lên đủ lớn và trộn với tín hiệu chói Y

+ Nguồn cung cấp cho mạch là mguồn +180V lấy từ cao áp.
+ Ba tín hiệu màu R-Y, G-Y, B-Y được đưa vào 3 chân B của đèn khuếch đại ứng suất.
+ Tín hiệu chói Y được chia làm 3 đường, đưa vào 3 chân E cửa đèn khuếch đại công suất, trong đó đường đi vào đèn G thì qua trở cố định, còn vào R, B thì qua biến trở để điều chỉnh cân bằng chói.
+ Các biến trở R.Bias, G.Bias, B.Bias có tác dụng cân bằng trắng khi đèn hình có độ phát xạ của 3 tia bị lệch, làm cho màu bị sai. Khi ta chỉnh các chiết áp này thì độ dẫn của đèn công suất thay đổi =>điện áp 1 chiều trên catot thay đổi =>độ phát xạ thay đổi.
+ Điện áp làm việc trên các đèn công suất là:
UBE = 0,6V UCE = 100V~ 150V

11. Khối đường tiếng:

+ Tín hiệu FM được tách ra khỏi tín hiệu Vi deo màu tồng hợp và đi đến mạch xử lý tiếng đa hệ.
+ Mạch xử lý tiếng đa hệ: Mạch này có khả năng tiếp nhận các hệ tiếng 4,5M – 5,5M – 6,0 – 6,5M. khi thu từ các đài phát có hệ khác nhau.
+ Mạch tách sóng điều tần: Tách tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang điều tần FM
+ IC chuyển mạch: Tiếp nhận thêm tín hiệu tiếng từ thiết bị ngoài vào.
+ Mạch điều chinh âm lượng: Điêu chỉnh âm lượng to nhỏ.

+ Mạch khuếch đại công suất: Khuếch đại tín hiệu âm tần lên biên độ đủ lớn rồi đưa ra loa

12. Khối tổng:

– Nguồn cấp +9V
– Tín hiệu vào: IF từ khối tunner, các tín hiệu điều khiến từ khối vi xử lý, tín hiệu phản hồi:AFC,ABL…
– Tín hiệu ra: H out, V out, tín hiệu màu. tín hiệu chói, audio.
– Nguyên tắc hoạt động: Khối mạch tổng sẽ phân tích tín hiệu trung tần từ Tunner vào ra làm 2 tín hiệu là tín hiệu trung tần hình và trung tần tiếng. Tín hiệu trung tần tiếng sẽ được đưa vào bộ tách sóng đề tái tạo lại tín hiệu tiếng mà đài phát gửi đi, để đưa ra bộ khuếch đại tiếng và đưa ra loa. Còn tín hiệu trung tần hình sẽ được đưa vào khối xử lý trung tần hình, để tái tạo lại hình ảnh mà đài phát đã gửi đi. Đồng thời cũng đồng bộ hoá tín hiệu H out, V out để đưa sang khối khuếch đại công suất dòng, mành. Tín hiệu hình sẽ được tái tạo lại tín hiệu 3 màu cơ bản R, G,B và tín hiệu chói, sau đó được đưa ra bộ khuếch đại công suất màu cuối để đưa lên đèn hình.

Nguồn: sửa chữa tivi 24H tham khảo interne

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *