Cấu tạo của bình nóng lạnh thông thường
– Điện lạnh, kinh nghiệm và tiêu dùng
Trước khi chọn mua và sử dụng bình nóng lạnh bạn nên tìm hiểu cấu tạo và chức năng từng bộ phận của chiếc bình để có cách sử dụng cho an toàn và tiết kiệm điện.
1. Lõi bình nóng lạnh tráng men
Ngày nay, hầu như các hãng bình nóng lạnh đều sản xuất loại lõi được tráng men này. Lõi bình đươc làm từ thép nguyên tấm tráng men. Thép tấm được đột dập thành hai nửa rồi được xử lý để tẩy dầu mỡ và tẩy gỉ. Sau đó chúng được hàn kín lại với nhau và được tạo độ nhám bề mặt bên trong lõi bình. Tiếp theo chúng được tráng một lớp men thủy tinh rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ 800-860¬¬0C. Với nhiệt độ này các phân tử thép giãn nở hết cỡ tạo điều kiện cho men thủy tinh nóng chảy thẩm thấu vào bề mặt tạo thành một lớp liên kết bền vững giữa thép và thủy tinh. Lớp men thủy tinh này có tác dụng bảo vệ không cho lõi bình bị ăn mòn trong mọi điều kiện môi trường nước.
2. Lớp cách nhiệt bằng Polyurethane (PU)
Lớp xốp để giữ nhiệt bằng Polyurethane (PU) được bơm vào khoảng trống giữa vỏ nhựa và lõi bình với mật độ cao nhằm làm giữ nhiệt và giảm tối đa tổn thất nhiệt khi đun nước nóng trong bình giúp tiết kiệm điện năng.
3. Vỏ bình tráng men
Loại vỏ bình này thường được làm bằng nhựa đối với các loại bình nhỏ và bằng thép sơn tĩnh điện đối với các loại bình cỡ lớn.
4. Thanh gia nhiệt bình nóng lạnh ( Heating Element )
Thanh gia nhiệt bình nước nóng thường được làm bằng hợp kim hoặc bằng đồng. Thanh gia nhiệt phải đảm bảo những điều kiện như truyền nhiệt tốt, cách điện tốt và thời gian sử dụng cao.
5. Thanh magiê ( Mg )
Thanh Magie (Magnesium Anode) là một giải pháp an toàn để bảo vệ lõi bình nước nóng chống lại sự ăn mòn điện hóa, làm tăng tuổi thọ lõi bình nước nóng nói riêng và toàn bộ bình nước nóng nói chung. Vậy thanh magiê bảo vệ lõi bình nước nóng như thế nào? Có thể hiểu ngắn gọn là nhà sản xuất tạm thời đưa một chất hóa học vào trong bình nóng lạnh (Mg) có thể tham gia phản ứng hóa học với một số tạp chất có trong nước để chống lại sự bán cặn trên thanh đốt và gây ra các ăn mòn hóa học tại các mối hàn. Chính vì vậy sau một thời gian sử dụng phải thay thể định kỳ thanh Mg.
6.Bộ ổn định và điều khiển nhiệt độ ( Rơle Nhiệt )
Bộ ổn nhiệt gồm 2 chức năng chính:
Chức năng khiển (ổn nhiệt): Khi nào nhiệt độ trong bình đạt 75oC thì rơle nhiệt tự động ngắt không cấp điện cho thanh gia nhiệt, còn khi nào nhiệt độ giảm xuống thì rơle nhiệt lại tự động cấp điện trở lại cho thanh gia nhiệt.
Chức năng bảo vệ: Trong trường hợp chức năng thứ nhất bị trục trặc, không ngắt điện tại nhiệt độ 75oC thì chức năng thứ hai sẽ hoạt động và cắt điện toàn hệ thống, giúp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
7. Dây điện nguồn
Dây điện nguồn của bình nóng lạnh thường được thiết kế gắn liền với bộ chống giật LCB. Chỉ với dòng dò nhỏ hơn hoặc bằng 15mA thì bộ chống giật tự động ngắt không cấp điện cho bình nên luôn đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
8. Đèn hiển thị
Chức năng của đèn hiển thị là dùng để giúp người sử dụng biết bình đang hoạt động hay không. Thông thường đèn thường gắn trong bộ Rowle nhiệt.
9. Đường nước vào – ra
Đường nước vào ra của bình nóng lạnh được thiết kế với hệ thống ren lớn, giúp đấu nối đầu dây dễ dàng và chắc chắn.
Màu đỏ chỉ đầu nước nóng ra thường bố trí bên trái bình nóng lạnh.
Màu xanh là đầu cấp nước lạnh cho bình cũng là đầu lắp van an toàn và khống chế nước cấp cho bình theo một chiều.
10. Van xả một chiều (Van an toàn)
Chức năng của van xả một chiều là xả nước khi bình gặp sự cố, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chỉ cho nước đi vào bình mà không cho nước đi theo chiều ngược lại kể cả khi nguồn cấp nước hệ thống hết trong bình vẫn giữ cố định một lượng nước đủ để ngập kín thanh đốt.
Nguồn thietbivesinhviet.com