Tivi CRT, LCD, LED, PLasma khác nhau ở điểm nào?
Tivi CRT
CRT là loại màn hình dùng ống phóng tia điện tử va đập vào mặt phốt pho trên màn hình để phát sáng. Tivi CRT được chia làm hai loại: màn hình mặt nạ và màn hình Trinitron. Màn hình mặt nạ là loại màn hình có bề mặt hơi cong, chủ yếu dùng kỹ thuật hạt màu, do đó có hình ảnh sắc nét, độ chính xác cao. Màn hình Trinitron được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật dải màu, màn phẳng, khi sử dụng cho màu sắc trung thực, độ tương phản cao. Một màn hình CRT có thể hoạt động ở nhiều tần số quét và độ phân giải khác nhau.
Các nhà sản xuất hiện cũng chú trọng đến việc “làm mỏng” tivi CRT. Mặc dù không đem lại sự thích thú mới lạ như 2 loại kia, nhưng chúng rẻ hơn và có nhiều tính năng tốt hơn. Thế hệ màn hình CRT có chất lượng cao sử dụng công nghệ xử lý ánh sáng kỹ thuật số. Ngoài màu sắc trung thực, độ tương phản tinh tế, một đặc điểm mà người dùng thích nhất ở loại tivi này là chúng ít bị giảm chất lượng và hư hỏng theo quá trình hoạt động. Sau vài năm sử dụng, trông chúng vẫn như mới.
Trong số tivi CRT, hứa hẹn nhất là loại sử dụng công nghệ cao cấp chip silicon chứa tinh thể lỏng. Về nguyên lý, công nghệ này tương tự như công nghệ xử lý ánh sáng kỹ thuật số, nhưng các điểm ảnh được dồn lại gần nhau hơn. Do không gian giữa các điểm ảnh giảm đi, ánh sáng được hấp thu hiệu quả hơn nên hình ảnh được tạo ra trông liền nét và mịn hơn. Thế hệ tivi CRT cao cấp còn hạn chế được nhược điểm là màn hình bị nhấp nháy của tivi CRT trước đây.
Tivi LCD
Màn hình LCD gồm một lớp tinh thể lỏng được chứa trong hai tấm polymer. Khi dòng điện chạy qua các tinh thể, dựa trên tín hiệu hình ảnh do đèn phát ra, tinh thể sẽ cho ánh sáng đi qua hay không. Do các tinh thể không phát sáng nên công nghệ này được gọi là không phát xạ.
Tivi LCD có ưu điểm là rất mỏng, nên phù hợp khi bố trí ở những nơi cần tiết kiệm không gian. Tuy vậy, tivi LCD hiện có giá đắt hơn cả và hạn chế về góc nhìn. Chẳng hạn, nếu không ngồi đối diện với màn hình thì thường chỉ nhìn thấy những vệt bóng mờ trên màn hình, vì thế không thích hợp để sử dụng cho nhiều người cùng thưởng thức. Thêm nữa, màn hình LCD cỡ thật lớn chỉ có mặt trong một vài năm tới.
Độ trung thực màu sắc của màn LCD cũng kém hơn cả. Màu đen trên màn LCD trông giống màu xám nhạt. Các hình ảnh chuyển động nhanh trên màn thường bị nháy và mờ – còn gọi là hiện tượng “bóng ma” hay xuất hiện các dòng kẻ ô chia tách các điểm ảnh.
Tivi LED
TV LED không phải là một dạng TV mới.Dù các nhà sản xuất đã tốn bao công sức chào hàng, giới thiệu với những lời hoa mỹ ngầm ý nâng tầm LED TV. Tuy vậy, đây thật sự chỉ là TV LCD với đèn nền LED – “light emitting diodes” thay vì đèn nền CCFL – cold – “cathode flourescent lights” như trước đây. TV LED được biết đến nhiều năm nay nhờ dòng sản phẩm siêu mỏng của Samsung. Các TV LED đã được bày bán khá hạn chế từ năm 2007 với sự xuất hiện của dòng Samsung LN-T4581F.
Không như plasma hay OLED, công nghệ mà mỗi điểm ảnh có nguồn sáng riêng, LCD là công nghệ mà các điểm ảnh được chiếu sáng từ phía sau, hay còn gọi là backlit.
Có 2 dạng LED backlit:Ban đầu, các màn hình LED đời đầu như Samsung LN-T4681F được chiếu sáng bởi một dãy các đèn LED chạy dọc phía sau màn hình. Dạng đèn nền này được gọi là “local dimming” Nhưng để làm cho TV trở thành siêu mỏng, các kỹ sư quyết định chuyển dãy đèn nền này sang các cạnh màn hình. Với dạng đèn nền này, các đèn LED được sắp xếp ở 4 cạnh của TV và ánh sáng được dẫn đến vùng giữa màn hình qua những “lightguides” tạm dịch là các đường truyền ánh sáng. Dạng TV này được được biết dưới tên TV “edge-lit” LED. Edge-lit TV cho phép các nhà sản xuất có thể thiết kế những dòng LED TV thật sự mỏng (đến dưới 1cm). Tuy vậy, mặt không tốt của công nghệ này là khi ta chiếu một ảnh trắng lên màn hình, các rìa màn hình trở nên sáng hơn hay “nóng hơn”. Và khi bạn chiếu môt hình ảnh đen lên màn hình, hình ảnh ở rìa trông có vẻ sáng hơn, gần như xám.
Có một điều chắc chắn là LED TV có thể giảm lượng điện dùng cho TV. Đơn giản vì đèn nền LED tiêu tốn rất ít điện và độ sáng có được lại rất cao. LED là công nghệ đèn nền sử dụng điện hiệu quả nhất hiện nay.Mặt khác TV đèn nền CCFL cũng đang dần tiết kiệm điện hơn. Với Samsung 46 inch LN46B650, bạn cần khoảng 500 000 đồng mỗi năm cho tiền điện, nhiều hơn 28% so với người anh em dùng công nghệ LED. Dù vậy sự chênh lệch khoảng 130 000 đồng mỗi năm không ảnh hưởng mấy đến quyết định của người dùng khi chọn 1 trong 2 dòng công nghệ.
Một điều nữa quá rõ ràng đó là LCD TV luôn tiết kiệm điện hơn Plasma. Ví dụ với màn hình Panasonic 46 inch TC-P46G10, bạn cần đến 1 200 000 đồng cho tiền điện mỗi năm. Như vậy tính ra thì LED TV sẽ hiệu quả hơn 3 lần so với Plasma ở khía cạnh sử dụng điện hiệu quả.
Tivi Plasma
Màn hình Plasma bao gồm hàng triệu bóng thủy tinh rất nhỏ có chứa khí Plasma và bề mặt được phủ phốt pho xếp trên cùng một mặt phẳng. Khi có tín hiệu hình ảnh, dòng điện tử di chuyển qua màn hình sẽ điều khiển các bóng thủy tinh phát tia cực tím khiến cho màu của phốt pho thay đổi theo đúng màu của tín hiệu.
Ưu điểm của màn hình Plasma là có kích thước lớn (LG mới tung ra loại màn hình công nghệ Plasma 71″) và độ sáng tốt hơn cũng như hình ảnh trung thực hơn màn LCD. Tuy vậy, màn Plasma có tuổi thọ chỉ bằng một phần ba màn LCD, vào khoảng 20.000-30.000 giờ. Nó còn bị hiện tượng burn-in, hình ảnh bị lưu lại trên màn hình nếu nhấn nút tạm dừng quá lâu trong khi đang xem phim.